4 Tháng Năm, 2024

Sharpviet

Sharpviet

5G và cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe đáng mong đợi

5G có tạo được cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe?

Công nghệ chăm sóc sức khỏe hiện nay được phát triển qua nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại. Từ những năm gần đây, thế giới đã phát triển được công nghệ mạng 5G. Đây là 1 bước tiến được mong đợi từ lâu bởi mọi người, nhất là các tín đồ công nghệ. 5G có tốc độ tải thông tin, truy cập và kết nối internet rất nhanh, đạt tốc độ 10 Gbp/s và có thể hơn. Đây là tốc độ giúp bạn tải được 1 video dài 2 tiếng chỉ trong chưa đầy 10s. Với công nghệ mạng 5G này, các chuyên gia dự đoán rằng chúng sẽ mang đến những thay đổi lớn. Đặc biệt là những thay đổi trong công nghệ chăm sóc sức khỏe. Sharpviet sẽ đưa ra những khả năng mà 5G có thể đem lại cho ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Tìm hiểu khái niệm về 5G

5G là thế hệ mới nhất của mạng thông tin di động, kế tiếp sau mạng 4G. Mục tiêu của mạng 5G là tốc độ dữ liệu lớn hơn, giảm độ trễ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao dung lượng hệ thống, và khả năng kết nối đa thiết bị.

Công nghệ mạng 5G có tốc độ truy cập và tải thông tin cực nhanh

Tốc độ của mạng 5G được đặt chuẩn lên đến 10 Gbps, hoặc có thể lên đến 20 Gbps. Về độ trễ, 5G sẽ có thời gian phản hồi dưới 1 ms, so với khoảng 30 đến 70 ms của mạng 4G. Với 5G, người dùng có thể tải về một bộ phim chất lượng cao trong chưa đến 1 giây. Công việc mà sẽ phải mất tới 10 phút với mạng 4G.

Tốc độ dữ liệu cao hơn và trễ thấp hơn của 5G mở ra ngay không ít ứng dụng trong tương lai gần. Ví dụ như dùng cho liên lạc giữa các thiết bị trong hệ thống IoT. Hoặc các phương tiện trên đường có thể liên lạc với nhau và với các công trình giao thông bằng 5G. Đó cũng là nền tảng cho xe tự lái.

Tự chăm sóc sức khỏe tại gia cùng 5G

Hiện nay vẫn có một khoảng cách lớn giữa chăm sóc người bệnh tại bệnh viện so với tại nhà. Ngày càng có nhiều người bệnh muốn được tư vấn hoặc điều trị tại nhà; thay vì phải mất thời gian chờ đợi lâu và chi phí cao tại bệnh viện. Không ít trường hợp, sau khi xuất viện vài ngày hoặc vài tuần, người bệnh lại phải quay lại bệnh viện sau đó. Tỷ lệ nhập viện đối với người bệnh trên 65 tuổi tại Mỹ là 14,9% đến 15,7%. Mạng 5G sẽ giúp công cuộc chăm sóc sức khỏe tại nhà đến gần hơn với thực tế.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà vừa ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tiềm ẩn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí

Với 5G, các cơ sở y tế sẽ cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà như kết nối video tốt hơn giữa người chăm sóc và người bệnh qua mạng di động 5G và được bảo mật. Ngoài ra, 5G sẽ cho phép một loạt thiết bị đeo theo dõi tình trạng sức khoẻ từ xa khác. Tính năng này được kỳ vọng sẽ trở thành chìa khóa cải cách chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đưa công nghệ này trở thành một lựa chọn điều trị và phục hồi mang tính khả thi cao.

Với độ trễ thấp của dịch vụ 5G sẽ cho phép điều dưỡng và bác sĩ theo dõi bệnh nhân theo thời gian thực. Mạng 5G có thể cung cấp cho người chăm sóc các liên kết chất lượng cao và tức thì. Tiện lợi này giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân nhanh chóng và kịp thời. Ngay cả các tình huống bệnh trở nặng tại nhà.

Tính năng chăm sóc người già tại gia cùng 5G

Tiềm năng bổ sung chăm sóc sức khỏe tại nhà của 5G sẽ giúp chăm sóc người già ở mức độ cao hơn. Cho phép người cao tuổi ở trong nhà càng lâu càng tốt. Kéo dài thời gian khỏe mạnh trước khi phải chuyển đến các trung tâm chăm sóc người già. Những trung tâm này cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc về sinh hoạt cá nhân hoặc chăm sóc bệnh.

Hỗ trợ cấp cứu người bệnh từ xa cùng 5G

Cung cấp dịch vụ chăm sóc cấp cứu từ xa và xử lý hiệu quả là rất quan trọng trong các tình huống khẩn cấp. Mô hình cấp cứu bệnh nhân ngoài bệnh viện tại Mỹ là sơ cấp cứu bệnh nhân; cùng lúc đó đưa họ đưa đến bệnh viện. Với việc kết nối 5G thì nhân viên y tế có thể đẩy nhanh quá trình điều trị trong lúc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ví dụ, 5G sẽ giúp gia tăng độ chính xác khi sử dụng thông tin GPS trên xe cứu thương. Nhằm giúp định vị nhanh vị trí vị trí người bệnh và chọn con đường ngắn nhất tới nơi. Cũng như gửi trước các dữ liệu bệnh nhân về ECG, hình ảnh bệnh nhân và bất kỳ thông tin về chấn thương nào khác sẽ giúp các thành viên đội cấp cứu chuẩn bị sẵn sàng để hướng dẫn người bệnh và chuẩn bị các thiết bị y tế phù hợp.

Hỗ trợ cấp cứu từ xa trong trường hợp khẩn cấp rất cần đến 5G để tải thông tin nhanh và hình rõ nét

Hơn nữa, mạng 5G có thể hỗ trợ các camera 4K; giúp liên kết trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia cấp cứu. Tiện ích này dùng để hướng dẫn các chuyên viên cấp cứu (Paramedic/EMT) xử lý quy trình tại hiện trường; hoặc hướng dẫn cách đánh giá, điều trị và chuẩn bị vận chuyển bệnh nhân về bệnh viện. Những hoạt động này đòi hỏi công nghệ mạng phát trực tuyến video có độ nét cao nên yêu cầu phải có dung lượng cao và độ trễ thấp, điều mà chỉ 5G có thể làm được.

5G và hỗ trợ tính năng thực tế tăng cường AR (Augmented Reality)

Ngoài ra, xe cứu thương có kích hoạt 5G có thể được hỗ trợ thực tế tăng cường AR (Augmented Reality). Giúp các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (EMT/Paramedic) qua các bước được hướng dẫn. Cách thức này nhằm thực hiện chăm sóc cấp cứu người bệnh phù hợp. Vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn nơi không có các bác sĩ chuyên khoa; hay các bác sĩ đa khoa thì sẽ có một công cụ mạnh mẽ để chẩn đoán và điều trị. Hoặc thực hiện một số thủ thuật cần thiết thông qua việc sử dụng các công cụ AI được hỗ trợ AR. Thay vì họ phải giải quyết bằng cách chuyển viện.

Cải tiến đào tạo trong y khoa cùng 5G và thực tế ảo VR (Virtual Reality)

Thực tế ảo VR được biết đến trong ngành công nghiệp game. Nhưng VR còn làm thay đổi nhiều khía cạnh của ngành chăm sóc sức khỏe. Với thực tế ảo, các bệnh viện có thể đưa bệnh nhân và bác sĩ vào bất kỳ môi trường nào họ chọn. Liệu pháp thực tế ảo đã trở thành một sáng tạo.

Giúp bệnh nhân phục hồi sau những cơn đau hoặc chấn thương mãn tính. VR đã được chứng minh làm giảm 25% cơn đau mãn tính, điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà còn giúp họ tiết kiệm chi phí do rút ngắn thời gian nằm ở bệnh viện.

Với 5G, VR không cần dây nối mà hình ảnh vẫn sắc nét

Thông thường, các mô-đun VR sử dụng trong đào tạo đòi hỏi phải có dây. Dây nối sẽ tạo ra tính chân thực cần thiết. Tuy nhiên, việc thiết lập VR có dây khá tốn kém. Chi phí của nó có thể lên đến hàng nghìn đô-la vì cần phải có một PC cao cấp kết nối đường truyền băng thông rộng với thẻ âm thanh và yêu cầu bảo mật thông tin của bệnh viện. Tuy đã có thế hệ VR không dây rẻ tiền hoạt động thông qua nén và các kỹ thuật khác. Nhưng không có được trải nghiệm nhập vai mãnh liệt do độ trễ cao hơn.

Với 5G, VR không dây cao cấp cung cấp khả năng di động. Giúp cả bác sĩ và bệnh nhân thuận lợi hơn. “Mobile VR” sẽ có thể tiếp cận nhiều đối tượng bệnh nhân hơn, bao gồm cả những bệnh nhân không thể rời khỏi giường bệnh và khắc phục được các nhược điểm trên của VR có dây.

Kết luận

Theo các chuyên gia công nghệ, Wi-Fi và 4G đã cải tiến công nghệ trong bệnh viện rất đáng kể. Tuy nhiên, 5G sẽ có tác động biến đổi sâu sắc các hoạt động của bệnh viện hơn và cho phép ngành chăm sóc sức khỏe tiếp cận tầm cao mới. 5G có độ tin cực cao và an ninh được cải thiện. Các bệnh viện có thể thực hiện những tiến bộ đó mà không có rủi ro. Những rủi ro này ảnh hướng đến kết quả lâm sàng; hoặc khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm về thông tin và dữ liệu cá nhân.

Nguồn: medinet.hochiminhcity.gov.vn