25 Tháng Tư, 2024

Sharpviet

Sharpviet

cách bắt wifi cho máy tính PC

Wifi và cách bắt wifi cho máy tính PC

Trong thời kì số ngày nay, cụm từ Wifi đã không còn quá xa lạ với mọi người. Với sự ra đời của Wifi thì việc truy cập vào Internet đã không còn khó khăn gì. Thật sự tiện lợi phải không nào. Một số người cho rằng máy tính bàn PC không thể kết nối với công cụ tiện lợi này. Liệu có thật sự là PC không thể kết nối với Wifi. Câu trả lời là không. Dưới đây Sharpviet sẽ cung cấp cho bạn một số cách để máy PC có thể kết nối Wifi. Hãy cùng tìm hiểu về chúng.

Giới thiệu về Wifi

Wi-Fi là một họ các giao thức mạng không dây. Dựa trên các tiêu chuẩn của họ IEEE 802.11, được sử dụng rộng rãi trong cho việc kết nối không dây của thiết bị trong mạng nội bộ. Và việc kết nối Internet, cho phép các thiết bị điện tử trong phạm vi ngắn chia sẻ dữ liệu thông qua sóng vô tuyến. Ngày nay, WiFi được sử dụng phổ biến trong các hệ thống mạng máy tính trên thế giới. Như trong các hộ gia đình, văn phòng làm việc cho việc kết nối các máy tính bàn, laptop, tablet, điện thoại thông minh, máy in,…

Mà không cần đến cáp mạng, cũng như việc kết nối Internet cho các thiết bị này. Các địa điểm công cộng như như sân bay, quán café, thư viện hoặc khách sạn. Cũng được bố trí WiFi để phục vụ nhu cầu kết nối Internet cho các thiết bị di động. Lhi các thiết bị đó nằm trong khu vực có sóng của những hệ thống WiFi này.

Tên gọi Wi‑Fi là một nhãn hiệu của Wi-Fi Alliance (tạm dịch: Hiệp hội WiFi). Một tổ chức phi thương mại đã giới hạn việc sử dụng thuật ngữ Wi-Fi Certified (tạm dịch: chứng chỉ Wi-Fi). Cho những sản phẩm hoàn tất việc kiểm tra chứng nhận khả năng tương tác.

Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau. Và nó sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng. 6 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là 802.11a/b/g/n/ac/ad.

Adapter Wifi – giúp PC bắt sóng Wifi

adapter wifi

Cách đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn chính là sử dụng thiết bị adapter wifi. Có thể nói rằng, đây là phương pháp cực kì thuận tiện với người sử dụng và đơn giản. Dễ làm nhất cho việc cài đặt WiFi cho thiết bị desktop của bạn.

Việc cần làm chỉ là người dùng sẽ cắm thiết bị adapter vào cổng USB được tích hợp trên máy. Và chỉ có vài thao tác như vậy thôi, người dùng là đã có thể sử dụng WiFi. Đối với phương pháp này, chỉ yêu cầu người sử dụng tốn chút thời gian. Khi phải cài drive ở lần đầu sử dụng. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và khởi động việc kết nối internet và chạy mà thôi.

Ưu điểm 

Ưu điểm đầu tiên chắc chắn là sự thuận tiện, dễ dàng sử dụng. Chỉ cần cắm và khởi động, sau đó là sử dụng. Bạn cũng có thể rút ra khi không dùng tới. Và tiện lợi hơn khi có thể mang đi sử dụng trên máy khác như máy trạm dell.

Hiện nay, thiết bị này có giá cực kì phù hợp với túi tiền. Ở Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể mua thiết bị adapter wifi với giá chỉ từ khoảng 200.000VNĐ. Và tất nhiên, còn tùy vào nhu cầu sử dụng thì. Những thiết bị có giá cao hơn thì sẽ có nhiều chức năng tiện ích hơn.

Một ưu điểm nữa của thiết bị này chính là adapter sử dụng cổng USB. Một phương án hiệu quả cho người dùng là bạn hãy sử dụng thêm thiết bị USB hub. Để việc cắm adapter được linh hoạt hơn, chứ không còn phải cố định nó vào cổng USB trên máy. Nếu như vậy thì sẽ cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.

Nhược điểm 

Bên cạnh những tiện ích nổi trội thì nó cũng có những mặt hạn chế khó có thể khắc phục. Bất tiện lớn nhất khi sử dụng phương pháp này đó là việc nó có thể không hoạt động. Khi PC của bạn được bật chế độ sleep nhưng vẫn có ngoại lệ. Khi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ.

Như chúng ta đã biết thì Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy được rất nhiều người dùng tới. Và nếu sử dụng phương pháp cài đặt WiFi cho desktop này. Có thể bạn sẽ không sử dụng được trạng thái này. Cho tới thời điểm hiện nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này. Trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy, kể cả dòng máy trạm.

Card Wifi PCI hỗ trợ PC kết nối Wifi

Card Wifi PCI

Phương pháp thứ hai mà chúng tôi muốn nói đến chính là bạn có thể gắn thêm card WiFi cho máy tính để bàn của mình. Nói dễ hiểu hơn, người dùng sẽ phải mở máy tính. Lắp card WiFi vào khe PCI Express hoặc PCI Express Mini. Hay khe chuyên dụng tương tự được tích hợp trên máy. Nếu máy tính của bạn đã được thiết kế để dễ dàng tháo lắp. Và bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách phủ sóng xa hơn. Card WiFi sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn so với adapter wifi. Tuy nhiên thì trên thị trường, chi phí của card WiFi cũng nhỉnh hơn USB WiFi một chút. Và nó thường rơi vào khoảng 500.000 VNĐ trở lên.

Ưu điểm 

Ưu điểm lớn nhất của card WiFi mà chúng ta phải nhắc đến. Đó là thiết bị này có thể tận dụng được số ăng-ten của router. Dễ hiểu hơn, nếu card WiFi của bạn cũng được thiết kế với 2 (hoặc nhiều hơn 2) ăng-ten. Và đồng thời, thiết bị router của bạn cũng có số ăng-ten tương ứng. Như vậy thì kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định. Và chất lượng tốt hơn đáng kể so với giải pháp adapter ở trên.

Nếu như số cổng USB được thiết kế trên máy tính của bạn có số lượng hạn chế không giống như LAPTOP DELL PRECISION. Trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại khá nhiều. Và thừa thãi, thì card WiFi chính là phương án lựa chọn phù hợp hơn.

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm hay ho thì thiết bị này không tránh được những hạn chế nhất định. Cũng như bản chất của từng phương pháp. Dễ dàng thấy rằng card WiFi thực sự không phải là sự lựa chọn lý tưởng. Và tối ưu nếu như người sử dụng có nhu cầu sử dụng WiFi một lúc cho nhiều thiết bị desktop. Tất nhiên, nó chỉ có thể cố định cho duy nhất một máy mà thôi. Điều này hoàn toàn được khắc phục bởi thiết bị adapter. Như chúng tôi đã nói ở trên, nó cực kì phù hợp và lý tưởng cho việc mang đi nơi khác. Để sử dụng cho nhiều máy tính cá nhân khác.

Hiện nay, không có nhiều card PCI được thiết kế hỗ trợ chuẩn 801.11ac. Và nếu có thì chi phí của chúng cũng cao hơn so với adapter chuẩn này.

Dùng bo mạch chủ tích hợp Wifi

bo mạch chủ tích hợp Wifi

Phương pháp cuối cùng mà chúng tôi nói đến đó là sử dụng bo mạch chủ tích hợp wifi. Mặc dù, trên thực tế sử dụng, có thể nói đây là giải pháp không được phù hợp với nhiều người dùng. Lí do nằm ở khoản chi phí lớn mà bạn phải đầu tư để sở hữu bo mạch chủ, trong khi những giải pháp mà chúng tôi đã nêu ở trên thì lại cực kì tiết kiệm tiền cho người sử dụng.

Nhưng một điều không thể bàn cãi là nếu như bạn đang có nhu cầu nâng cấp cấu hình máy tính. Như LAPTOP WORKSTATION thì việc sử dụng bo mạch chủ có tích hợp sẵn wifi. Là một điều khá tiện ích và rất đáng được cân nhắc.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cũng nên suy nghĩ về việc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho việc phải sử dụng card WiFi hay giải pháp thiết bị adapter đã nói ở trên. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard trong một thời gian dài và nó đã khá là cũ thì lúc này, mặc dù tiền nâng cấp bo mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, có thể phục vụ ổn định trong thời gian dài, tầm từ 4 đến 5 năm tới.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc về vấn đề cách bắt wifi cho máy bàn. Hy vọng rằng qua bài viết này thì bạn đọc hoàn toàn có thể trang bị cho mình nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể xử lí những vấn đề tin học một cách tối ưu nhất.

Nguồn: laptopk1.vn