27 Tháng Ba, 2024

Sharpviet

Sharpviet

Công nghệ y học và những thành tựu công nghệ nổi bật

Những thành tựu tiến bộ trong công nghệ y học

Trải qua cuộc cách mạng công nghệ đi đến kỷ nguyên 4.0; thế giới đã có rất nhiều thành tựu công nghệ lớn trong mọi lĩnh vực. Trong số đó phải kể đến công nghệ khoa học lĩnh vực y tế. Vài thành tựu như: điện thoại thông minh bây giờ đã có thể kết nối với máy siêu âm; robot có thể trải nghiệm cảm giác như con người qua hệ thần kinh nhân tạo. Hay những sáng kiến về gene như: phát minh ra loại thuốc chữa trị dựa trên mã gene; hoặc thay thế các đoạn gene bị thiếu hay đột biến;… Sự phát triển công nghệ y tế chưa bao giờ khiến chúng ta hết trầm trồ qua các năm. Hãy cùng sharpviet điểm qua những thành tựu nổi bật nhất lĩnh vực công nghệ y học vài năm qua trong bài này nhé.

Tốc độ phát triển và chế tạo vắc-xin ngày càng nhanh

Vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ bất ngờ của những bệnh dịch trên thế giới như Zika ở Brazil và Ebola ở Bắc Phi. Nhưng vì việc phát triển vắc-xin theo cách truyền thống có thể mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Và chúng thường được phát triển một cách riêng rẽ. Nên các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những cách thông minh hơn để phát triển vắc-xin nhanh hơn. Viện Khoa học Ấn Độ và Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York muốn tạo ra vắc-xin thông qua việc phân tích và hiểu rõ hơn dữ liệu bệnh tật toàn cầu. Họ đề xuất sử dụng các mô hình toán học để tìm vắc-xin mới.

Tốc độ để điều chế ra 1 vắc-xin đã được đẩy lên nhanh hơn nhiều

Dụng cụ panh Radiex: phẫu thuật não hiệu quả và an toàn hơn

Trong phẫu thuật não, dụng cụ rất quan trọng. Một nhóm sinh viên tại Đại học Johns Hopkins đã phát triển một dụng cụ panh mới giúp phẫu thuật não hiệu quả và an toàn hơn gọi là Radiex. Dụng cụ này giúp cố định mô vỏ não với thiết kế tròn mới giúp phân bổ lực ép tốt hơn. Không chỉ vậy, điểm vào hộp sọ nhỏ hơn và có thể điều chỉnh trong quá trình phẫu thuật. Phát minh này đã đoạt giải nhất tại cuộc thi do Viện Hình ảnh y sinh và công nghệ sinh học quốc gia (Mỹ) tổ chức.

Đưa hình ảnh siêu âm vào điện thoại thông minh

Máy siêu âm đang trở nên rẻ hơn, nhỏ hơn và kết nối với điện thoại thông minh. Phiên bản mới nhất của Butterfly Health đã nhận được 250 triệu USD tài trợ, nó sẽ có giá dưới 2.000 USD. Việc có thể lưu trữ, ghi nhận và xem từ điện thoại di động, cạnh giường bệnh là một bước tiến lớn. Tới đây có thể ra đời cả máy chụp cộng hưởng từ thu nhỏ có thể cầm tay.

Công nghệ chuyển hình ảnh siêu âm qua điện thoại thông minh

Robot trải nghiệm các cảm nhận xúc giác qua hệ thần kinh nhân tạo

Cơ thể con người có xúc giác. Và bây giờ robot có thể trải nghiệm cảm giác tương tự. Theo nghiên cứu mới từ Đại học Quốc gia Singapore. Nghiên cứu hồi tháng 7 trên Science Robotics cho biết da tổng hợp là điện tử, có nghĩa là chúng có các cảm biến chuyển tiếp thông tin cảm giác. Một khi robot có cảm giác, xúc giác sẽ tương tác tốt hơn với con người. Công nghệ này có thể được sử dụng cho các robot trong hoạt động giảm nhẹ thảm họa hoặc thậm chí là đóng gói trong kho.

Điều chỉnh thuốc dựa trên mỗi mã gene

Tất cả chúng ta đều có cấu trúc di truyền và protein khác nhau. Vì vậy, thuốc sẽ được điều chỉnh để tương tác tốt hơn với cơ thể của mỗi cá nhân. Hướng đi mới này trong khoa học là sự mở rộng tự nhiên của việc lập bản đồ bộ gene người, được hoàn thành vào năm 2003. Khi chi phí lập bản đồ gene cá nhân giảm xuống dưới 1.000 USD; so với “bản nháp” ban đầu của bộ gene được ước tính là 300 triệu USD. Theo Viện nghiên cứu bộ gene người quốc gia thì việc lập bản đồ gene của người bệnh có thể sớm trở thành quy trình y tế thường quy.

Điều chỉnh thuốc dựa trên cấu trúc gene di truyền tạo hiệu quả cao hơn với mỗi trường hợp

Phát hiện ung thư tụy sớm hơn nhờ thuật toán Felix

Ung thư tụy thường được phát hiện quá muộn, người bệnh không thể phẫu thuật. Nhưng một thuật toán mới đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins Medicine có thể giúp các bác sĩ phát hiện ung thư sớm hơn. Thuật toán Felix sẽ phân tích dữ liệu các lần khám và chụp. Từ đó giúp phân biệt mô tụy khỏe mạnh và khối u hay các bất thường khác. Bác sĩ Elliot Fishman, nhà nghiên cứu thuộc dự án, cho biết: “Felix có độ chính xác cao hơn 90% trong  việc phát hiện khối u khi chụp CT”.

MediView XR: hệ thống hỗ trợ phẫu thuật bằng hình nổi 3 chiều

Tại Hội nghị ProMedica Innovation Summit tổ chức tại Toledo, Ohio, công ty này đã giới thiệu MediView XR. Đây là một hệ thống trợ giúp các bác sĩ phẫu thuật với hình nổi 3 chiều và hướng dẫn 3D. Bác sĩ có thể nhìn thấy các phiên bản 3D của cấu trúc bên trong và cảm nhận ba chiều. Giúp tránh các cấu trúc quan trọng khác như mạch máu. Jeff Yanof, nhà đồng phát minh của thiết bị, gọi nó là “GPS mini” của cơ thể.

MediView XR giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh 3D cấu trúc bên trong

Hộp thuốc ghi lại thông tin quan trọng giúp theo dõi bệnh tình

Tại Trung tâm y tế Johns Hopkins, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm loại hộp thuốc ghi lại thời điểm bệnh nhân dùng thuốc. Bao gồm hồ sơ điện tử chi tiết khi thuốc được mua tiếp. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ sẽ theo dõi tốt hơn việc bệnh nhân có tuân thủ chỉ định hay không, từ đó sẽ giúp họ kê đơn thuốc tốt hơn.

Liệu pháp gene mới giúp thay thế gene bị thiếu hoặc đột biến

Các bệnh như hồng cầu liềm đang được điều trị bằng liệu pháp gene mới. Đây là một quá trình kỹ thuật và thử nghiệm trong đó các tế bào gốc được lấy ra khỏi máu hoặc tủy xương của bệnh nhân; và các gene mới được đưa vào các tế bào trước khi chúng được thay thế trong cơ thể. Đối với hồng cầu liềm sẽ thêm vào một gene mà bất kỳ ai mắc bệnh đều thiếu; hoặc thay thế gene bị đột biến bằng bản sao khỏe mạnh. Sau khi các tế bào được đưa lại vào cơ thể, các gene sẽ thúc đẩy sản xuất các gene chống bệnh.

Kỹ thuật mới về gene giúp thay thế gene bị thiếu hoặc đột biến

Hệ thống chăm sóc sức khỏe từ xa Telehealth

Những ngày cần gặp mặt trực tiếp bác sĩ có thể không còn nữa. Theo nghiên cứu có tên Quy mô thị trường y học từ xa dự báo từ năm 2019-2026, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ đạt giá trị 113,1 tỷ USD chỉ trong 5 năm tới. Theo Hội Bệnh viện Hoa Kỳ, 76% bệnh viện Mỹ hiện sử dụng một hình thức telehealth nào đó. Bao gồm hội nghị truyền hình với bác sĩ và theo dõi dữ liệu sức khỏe từ xa.

Kết luận

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ vẫn tiếp tục diễn ra và mạnh mẽ hơn trước. Do vậy việc vượt qua những khó khăn ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học sẽ giúp ngành y tế tiến xa hơn; đồng thời đạt nhiều thành tựu vượt bậc.

Việc triển khai các công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã mở ra những cơ hội đa dạng. Có lợi thế lớn có thể dẫn đến sự cải thiện toàn diện trong ngành. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những giải pháp được quan tâm chú trọng. Nhiều phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác quản lý đã được ứng dụng trong y tế.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp y học có nhiều đột phá mới trong chẩn đoán và điều trị góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người.

Nguồn: soytequangninh.gov.vn