20 Tháng Tư, 2024

Sharpviet

Sharpviet

Nguy cơ thất nghiệp trong thời đại công nghệ

Nguy cơ thất nghiệp trong thời đại công nghệ- Có hay không?

Hiện nay, công nghệ đặc biệt phát triển nhanh chóng. Dẫn đến quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng càng được đẩy mạnh. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc, con người sử dụng máy móc thay cho sức lao động. Nguy cơ thất nghiệp cũng vì sự xuất hiện của máy móc hiện đại mà tăng lên. Sự phát triển của công nghiệp cũng chính là sự thúc đẩy trau dồi kiến thức cho người lao động. Vì nếu không chủ động nâng cao năng lực của bản thân thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trước máy móc, công nghệ. Dưới đây là những thách thức của con người trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ này.

Công nghệ 4.0

Nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Công nghệ 4.0 là tập hợp. Bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet. Nếu định nghĩa như vậy, nhiều người có thể cho rằng. Đây chỉ là một phần mở rộng của của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (Cách mạng kỹ thuật số). Tuy nhiên, thực tế là do những ảnh hưởng to lớn với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống. Cùng tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là một kỷ nguyên khác biệt.

Công nghệ 4.0

Cuộc cách mạng này dự kiến ​​sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, khởi nguồn của cuộc cách mạng kể trên. Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia. Và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc. Các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Hệ thống điều khiển nhà máy thông minh cho ta khả năng trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất. Và, thậm chí có thể đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Xem thêm: Công nghệ đời sống

Thất nghiệp tăng là do đâu?

Phát biểu tại Hội nghị Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng. Chúng ta đừng lo lắng về mất việc khi xuất hiện một cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) mới. Minh chứng là cả ba cuộc CMCN trước đều không tạo ra thất nghiệp. Mà tỉ lệ thất nghiệp còn có xu thế giảm đi.

Theo Bộ trưởng, thất nghiệp tăng chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Các cuộc CMCN mới có làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động. Chính CĐS có thể hỗ trợ tích cực cho đào tạo lại, cũng như tạo ra các công cụ, nền tảng để các nghề mới dễ học, dễ làm hơn.

 Thất nghiệp tăng là do đâu?

“CĐS sinh ra các đại học số, sinh ra các nền tảng đào tạo từ xa giúp cho việc đào tạo lại dễ dàng hơn, có thể học bất kỳ lúc nào, thực hành bất kỳ lúc nào, thi kiểm tra bất kỳ lúc nào, thông qua vật bất ly thân của chúng ta là điện thoại di động, iPad”, ông nói.

Ông Hùng lấy ví dụ: Một nghề mới là nghề dán nhãn để dạy cho người máy học nhận dạng khuôn mặt. Có hàng tỉ tấm ảnh được đưa cho người lao động để họ phân biệt và dán nhãn nam/nữ, già/trẻ, béo/gầy, người thành phố hay nông thôn,… Nghề này ngồi ở quê vẫn làm được qua mạng, đào tạo cũng thông qua hướng dẫn trên mạng.

Những thách thức của thời kỳ này

Song song đó, theo ông, cả thế giới đang cùng đối mặt với những thách thức an ninh từ chuyển đổi số. Các nước đang hoàn thiện hệ thống pháp luật trên không gian mạng. Ví dụ về bảo vệ dữ liệu cá nhân, châu Âu đã ban hành luật và được nhiều nước coi như chuẩn. Các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Google cũng đã được các nước quản lý. Thông qua các luật về thị trường và dịch vụ số. Việt Nam cũng đang học hỏi để hoàn thiện thể chế.

Những thách thức của thời kỳ này

“Chúng ta sẽ luôn phải đương đầu với các nguy cơ trên không gian mạng. Ngoài luật lệ thì mỗi chúng ta vẫn phải trang bị các kỹ năng số. để sinh sống an toàn trong không gian mạng. Tai nạn, sự cố an ninh mạng vẫn sẽ xảy ra, nhưng đó cũng là cách để không gian mạng ngày một an toàn hơn. Vì không thể có rủi ro bằng 0 nên cách tiếp cận sẽ là quản lý rủi ro, tối thiểu rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì khả năng hồi phục là quan trọng nhất”, ông chia sẻ.

Nguồn: 24h.com.vn