25 Tháng Tư, 2024

Sharpviet

Sharpviet

công nghệ thông tin trong y tế

Công nghệ thông tin và vai trò đối với ngành y tế

Với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế ở thế kỷ 21, CNTT phát triển đã tác động toàn diện, sâu sắc đến sự phát triển của toàn xã hội. Tại Việt Nam, Đảng và chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh và ứng dụng CNTT. Ngày 17/10/2000 , Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HHH. Chỉ thị xác định “Việc UD&PT công nghệ thông tin ở nước ta nắm giữ vai trò quan trọng. Theo đó, CNTT đặt nền móng giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ. Hơn thế nữa đây còn là tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới”.

Hãy cùng sharpviet tìm hiểu thêm về vai trò của CNTT đối với ngành Y tế trong bài viết dưới đây.

Giúp cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn

Thời đại công nghệ số hiện nay, mọi thông tin đều được đăng tải dễ dàng trên các website y học, video, forum, sách điện tử hay thông qua các bài giảng từ xa… Nếu cán bộ y tế không sử dụng CNTT thì cũng đồng nghĩa với việc từ chối tiếp cận một nguồn kiến thức mới được cấp nhật một cách nhanh chóng hơn rất nhiều so với sách in truyền thống.

CNTT giúp cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn

Dễ dàng, nhanh chóng tiếp nhận các tri thức mới.

Với sự phát triển của CNTT, các cán bộ nhân viên ngành y có thể nhanh chóng tiếp nhận tri thức mới của nhân loại. Đặc biệt là giúp cả bệnh nhân lẫn các y bác sĩ không cần bận tâm tới khoảng cách địa lý. Chẳng hạn như những nhân viên y tế ở vùng sâu vùng xa có thể dễ dàng cập nhật kỹ thuật y tế, kiến thức ngành mới nhất thông qua hệ thông internet. Tương tự như vậy, bác sĩ ở quốc gia này cũng có thể cập nhật những thông tin mới. Các công trình nghiên cứu giá trị của các nước tiên tiến.

Giúp tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị

Trong y học hiện đại, các loại máy móc thiết bị xét nghiệm đều được tự động hóa hoàn toàn. Điều này giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm.

Cùng với đó, các máy móc chẩn đoán hình ảnh cũng được trang bị ứng ụng kỹ thuật dựng hình. Qua các máy móc đó thể hiện hình ảnh bệnh lý 3 chiều. Từ đó giúp phục vụ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật nội soi cũng là một bước tiến quan trọng. Nó còn giúp can thiệp điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời tiết giảm chi phí…

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội và đặc biệt là khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, các bệnh viện tại Việt Nam cũng đã và đang không ngừng trang bị thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh như: Máy xét nghiệm tự động, X quang kỹ thuật số, máy siêu âm 3D, 4D, PET-CT, máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,… Những thiết bị y tế này giúp hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh tăng lên đáng kể. Đồng thời góp phần đưa nền y tế Việt Nam đi lên. Nhanh chóng ắt kịp sự tiến bộ của nền y tế khu vực.

Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa

CNTT là yếu tố mang lại rất nhiều lợi ích trong thực hành y khoa. Điều này đã được thực tế chứng minh qua nhiều năm ứng dụng. Trong đó, lợi ích nổi bật nhất chính là việc giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học; Hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine); Giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác; Giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa…

Giúp tăng cường chức năng quản lý bệnh viện

Với việc ứng dụng CNTT, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học. Việc này giúp bộ phận quản lý kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng. Từ đó tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện. Toàn bộ thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học cũng như dễ dàng kiểm soát hơn.

CNTT giúp tăng cường chức năng quản lý bệnh viện

Ứng dụng M-Health (y tế di động) đang ngày càng được phát triển trên thế giới. Ứng dụng này giúp theo dõi, can thiệp các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân từ xa. Cách thức đơn giản là thông qua các phương tiện điện thoại di động, máy tính mảng.

Ứng dụng CNTT y tế trong thời gian qua tạo đà, trợ giúp ngành y tế vươn cao, vươn xa, hội nhập với quốc tế. Năm 2019, sau nhiều nỗ lực, Bộ Y tế xếp thứ 4 về mức độ ứng dụng CNTT, xếp mức B về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Bộ Y tế đã sẵn sàng chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0).

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của CNTT. Đặc biệt là đối với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế. Do đó đã xây dựng các chương trình quốc gia về công nghệ thông tin y tế. Từ đó giúp họ có thể thích nghi với thời đại mới.

Nguồn: ehealth.gov.vn