25 Tháng Tư, 2024

Sharpviet

Sharpviet

vắc xin covid19 gây phản ứng

Vắc xin Covid-19 gây phản ứng phụ: dấu hiệu đáng mừng cho thấy vắc xin và hệ thống miễn dịch đang hoạt động

COVID-19 đã và đang dần được “đốn chỉnh” bằng các loại vắc xin. Mới đây, WHO đã đưa ra quan điểm: Như bất kỳ mọi loại vắc xin khác, khả năng gây ra các dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là có thể xảy ra. Với phương châm, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, lãnh đạo y tế các địa phương đã khẩn trương, nghiêm túc vào cuộc.”Chuyện có một vài phản ứng phụ nhẹ hoặc trung bình sau khi tiêm cho thấy vắc xin và hệ thống miễn dịch của họ đang hoạt động”, (WHO) khẳng định.

Hãy cùng sharpviet tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tiến trình triển khai

Ngày 12/4, tỉnh Bắc Ninh đã bắt đầu triển khai tiêm cho 311 đối tượng thuộc đợt 2 trên địa bàn. Trước đó địa phương này đã kết thúc triển khai tiêm chủng đợt 1. Đến nay 9/19 tỉnh đã kết thúc triển khai kế hoạch đợt 1. Gồm: Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Giang và Bắc Ninh.

Tính đến 16 giờ ngày 12/04/2021, tổng cộng nước ta đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 19 tỉnh/TP cho 59.249 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19. Các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết. Thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Tiến trình triển khai

Tại điểm tiêm, nhằm đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm chủng, bệnh viện đã bố trí đầy đủ các bộ phận, phương tiện từ khám sàng lọc trước tiêm. Khu vực tiêm, phòng theo dõi sau tiêm và phương tiện sơ cấp cứu cần thiết.

Chi tiết 831 người được tiêm tại 4 tỉnh/TP trong ngày 12/04/2021 như sau:

  • Quảng Ninh: 247 người
  • Hải Phòng: 75 người
  • Bắc Ninh: 311 người
  • TP. Hồ Chí Minh: 198 người.

Một số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Tuyệt đại đa số là phản ứng thông thường sau tiêm chủng đã được khuyến cáo. Ví dụ như: đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…

Nâng cao tinh thần đối phó

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Theo đó, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc-xin tại nhiều quốc gia.

Nâng cao tinh thần đối phó

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc-xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.

Theo hướng dẫn triệu chứng lâm sàng, các biến cố trên hiếm gặp và thường xuất hiện từ 4-28 ngày sau tiêm vắc-xin Covid-19 với biểu hiện đau đầu dai dẳng, dữ dội; các triệu chứng thần kinh khu trú; co giật, nhìn mờ hoặc nhìn đôi; khó thở hoặc đau ngực; đau bụng; đau, phù chi dưới. Đặc biệt, bệnh nhân ít khi có biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.

Yêu cầu trong quá trình tiêm chủng

Một số yêu cầu trong quá trình tiêm chủng vắc-xin COVID-19:

  • Các cơ sở tiêm chủng vắc-xin COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
  • Thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng. Tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Người đi tiêm vắc-xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe.
  • Được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo. Sau đó tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.
  • Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu. Đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng. Bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
  • Diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Nguồn: suckhoedoisong.vn